Cỏ đậu, còn được gọi là cỏ đậu phộng, đậu phộng kiểng, cỏ hoàng lạc, lạc dại, đậu phộng dại
(...) Về chống xói mòn, vườn cây ăn trái trồng thảm cỏ đậu đã làm giảm 72,4% lượng đất (đồi) bị xói mòn so với đối chứng không trồng. Độ ẩm của đất có thảm lạc dại luôn cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tùy thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai, vì thế tiết kiệm nước tưới. Các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại. Cụ thể VSV cố định đạm tăng 200%, VSV phân giải lân tăng 611,1%, VSV phân giải cellulose tăng 138,1% so với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng cỏ đậu). Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp.
Theo tính toán của NOMAFSI, trồng cỏ đậu phộng thì lượng chất xanh có thể cung cấp 595 kg N, 140 kg P2O5, 200 kg K2O/ha/năm và khẳng định chắc chắn điều này sẽ góp phần quan trọng trong cải tạo độ phì của đất. Ở miền Nam, trồng cỏ đậu phủ đất đã được ứng dụng thử nghiệm vào vườn hồ tiêu, xoài ở Đồng Nai, điều (Bình Phước, Kon Tum, Đ Lăk), thanh long (Bình Thuận), bước đầu cho kết quả tốt.
Cỏ ba lá, hoặc là được gieo trồng một mình hoặc là trong hỗn hợp với các loại cỏ khác, có một lịch sử lâu dài để tạo ra các sản phẩm chủ yếu cho đất, vì một số lý do: nó phát triển rất tự do, các cành non sẽ mọc trở lại sau khi bị cắt xén; nó tạo ra số lượng lớn sản phẩm ngon và bổ dưỡng cho gia súc; nó phát triển tốt trong nhiều loại đất và khí hậu; và do vậy nó là thích hợp để tạo ra các bãi chăn thả hay cải tạo đất.
(nguồn)
P/S: Cỏ ba lá được ông Masanobu Fukuoka sử dụng chủ yếu để cạnh tranh với cỏ dại, làm cho đất màu mỡ...
Cây đậu phộng hả ta
ReplyDeleteHoàng Nguyên Green