* Bèo tây (lục bình)
(...) Theo kết quả thực nghiệm bằng mô hình hồ thủy sinh ta thấy bèo lục bình có khả năng xử lý các chất dinh dưỡng COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, Nitơ và Phốt pho trong nước thải sinh hoạt mà không phải sử dụng thêm bất kỳ hóa chất nào khác. Với lưu lượng thực nghiệm 30 và 50 lít/ngày (ứng 300 và 500m3 /ha ngày) ứng với thời gian lưu trong hệ thống là 18 và 10,8 ngày, nồng độ các chất dinh dưỡng COD, BOD5, Nitơ, Phốt pho và chất rắn lơ lửng SS trong nước thải đầu ra sau xử lý đều thấp hơn mức A của QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 14:2008/BTNMT đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh là công nghệ rẻ tiền, phù hợp với điều kiện của 22 Việt Nam, có thể áp dụng cho qui mô nhỏ và vừa như cho các hộ, cụm hộ gia đình hay các khu vực dân cư ven thành phố, các điểm du lịch sinh thái, làng nghề, trang trại. Tuy nhiên cần chú ý tới các điều kiện thực tế như thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng cho bèo sinh trưởng và phát triển, lưu lượng, thời gian lưu nước của hệ thống để khả năng xử lý luôn được duy trì và đạt hiệu quả cao.
Xem đầy đủ... NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG MÔ HÌNH HỒ THỦY SINH NUÔI BÈO LỤC BÌNH
* Bèo cái (Bèo tai tượng):
* Bèo cái (Bèo tai tượng):
Bèo cái thông thường được sử dụng trong các ao nuôi cá ở các vùng nhiệt đới để tạo nơi trú ẩn cho cá bột và cá nhỏ. Bèo cái cạnh tranh thức ăn với tảo trong nước vì thế nó có ích trong việc ngăn ngừa sự bùng nổ của loài này.
Một số tác giả cho rằng cây bèo cái có tác dụng hấp thụ các kim loại nặng và một số chất dinh dưỡng trong môi trường nước. Vì thế họ cho rằng nó có tính năng chống ô nhiễm cho nước, đặc biệt quan trọng cho các vùng đô thị một số quốc gia đang phát triển, do hệ thống dẫn và xử lý nước thải còn chưa hoàn chỉnh nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm nặng cho nước bề mặt.
(nguồn)
(nguồn)
No comments:
Post a Comment