Nói về phương pháp canh tác của mình, Bhaskar Save cho rằng trồng trọt phải đáp ứng các nhu cầu của mọi sinh vật sống bởi bản thân tự nhiên đã luôn luôn tự cung cấp mọi thứ chúng ta cần.
Canh tác hữu cơ dựa trên sáu yến tố cơ bản Đất- Nước - Không khí - Giống thực vật - Côn trùng và vi sinh vật - Các giống động vật, mà trong đó con người là một phần. Mục tiêu là để con người được sống hạnh phúc mà không phải ăn bữa trước lo bữa sau. Sự tương tác của sáu yếu tố tạo nên một hệ thống ổn định, có thể tự sinh sản.
Save cho rằng, điều đầu tiên cần phải hiểu là không được làm gì ảnh hưởng đến sáu yếu tố của cuộc sống và không can thiệp vào các nguyên tắc sau:
1. Không có sinh vật nào là kẻ thù của nhau.
2. Về bản chất, không có gì là vô dụng – tất cả mọi vật đều đóng một vai trò riêng, kể cả cỏ dại!
3. Hoa lợi của tự nhiên không giống như việc sản xuất một sản phẩm. Tất cả các phần của hoa lợi đều có thể sử dụng được, ví dụ như năng lượng sinh khối, sau khi chúng ta đã dùng các loại quả và hạt của cây, sinh khối có thể được sử dụng để tái tạo đất.
4. Con người có quyền gieo hạt và quả, nhưng chỉ có khoảng 10 – 15% những gì được gieo sẽ phát triển. Còn lại 85 – 90% có thể được sử dụng để tái tạo độ màu mỡ của đất.
5. Phần còn lại của cây trồng, các sinh vật sống của lòng đất có quyền sử dụng.
6. Nông nghiệp là một hoạt động thiêng liêng, và vì nó chăm sóc cho trái đất của chúng ta, nó khác biệt với các ngành kinh doanh khác. Tất cả hoa lợi của bạn đều là lợi nhuận. (...)
***
Đất: Đất đang sống và những người theo đạo Jain đều có ý thức sâu sắc về điều này. Hàng triệu vi sinh vật tồn tại trong lòng đất. Mỗi sinh vật đều có quyền được sống, vì thế chúng không nên bị tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ.
Chúng tôi chủ trương canh tác một cách tối thiểu trên mảnh đất đã được phát triển để sử dụng từ khi chúng tôi mới bắt đầu, không nên sử dụng đất quá mức (mặc dù rất khó để có thể đạt được điều này!)
Hãy nghĩ đến những cánh rừng, chúng tự tái sinh và tạo ra bầu không khí trong lành và có thể tự bảo vệ mình khỏi những xáo trộn mà con người gây nên. Đây là một ví dụ của việc thiên nhiên tự bảo vệ mình. Trong rừng có hổ và rắn như những người bảo vệ nhưng hãy nghĩ đến cả những chú voi và bàn chân to lớn của chúng đã giúp làm đất trở nên tơi xốp. Thiên nhiên tự vệ và thiên nhiên bảo vệ.
Cỏ dại: Cỏ dại là một phước lành. Chúng có thể bảo vệ mặt đất khỏi bị xói mòn do nắng mặt trời, mưa và gió. Hãy quản lý và kiểm soát cỏ dại, chứ không phải tiêu diệt chúng. Hãy xem cỏ dại là lớp mùn cho mặt đất, sẽ là đất trọc nếu bạn diệt trừ cỏ dại. Như cái đầu của một người hói, tóc/cây sẽ không mọc trở lại. Cỏ dại sẽ không gây hại nếu như nó không cao hơn cây trồng của bạn.
Các công đoạn của trồng trọt
Hoạt động trồng trọt gồm năm công đoạn: Làm đất - Bón phân - Tưới nước – Bảo vệ cây trồng - Làm cỏ. Người nông dân có thể cần nước để tưới nhưng thường thì tự nhiên sẽ tự chăm sóc tất cả những mảng được đề cập phía trên. Với phương thức canh tác hữu cơ, bạn chỉ cần 10 – 15% nước so với các cách thức trồng trọt truyền thống.
Làm đất: Giun đất thật tuyệt vời! Một ngày, chúng trở lên mặt đất 10 – 15 lần để hít thở và chính nhờ vậy mà chúng đã giúp đất thông khí. Giun đất tiêu thụ một lượng vi sinh vật bằng 1.5 lần trọng lượng cơ thể chúng mỗi ngày và khi tiêu thụ các vi sinh vật, chúng giải phóng vào lòng đất các khoáng chất cần thiết như ni tơ, ma giê, v.v. Thông qua sự bài tiết của giun đất, mặt đất trở nên màu mỡ và nhờ quá trình hô hấp của loài vật này mà mặt đất được cung cấp đủ ô xi và độ ẩm.
Bón phân: Các chất phân hủy rất quan trọng cho sự màu mỡ và độ ẩm của đất. Chất hữu cơ không phải là thức ăn cho đất nhưng là thức ăn cho các loài động vật, mà phân của chúng giúp nuôi dưỡng đất.
Tưới tiêu: Đất cần ít nước hơn bạn tưởng. Ta cần độ ẩm, chứ không phải lũ lụt, ngập úng hay tưới quá nhiều. Đất cần đá để thông khí và tiếp nhận nước một cách vừa phải. Bạn không nên tưới quá nhiều, vì như thế đất sẽ mất ô xi và cây trồng sinh trưởng không tốt.
Rễ cây sẽ vươn dài tương ứng với độ rộng của tán lá phía trên mặt đất. Nên tưới nước dưới bóng râm và tưới ở vị trí tương ứng với mép của tán lá, để kích thích rễ cây phát triển.
Bảo vệ cây trồng: Trong số 1,25 triệu loài côn trùng thì chỉ có 1% tấn công thực vật. Thuốc trừ sâu có khả năng diệt trừ các loài côn trùng gây hại, nhưng không loại bỏ được trứng của những loài này, cho nên cũng không đạt hiệu quả cao. Thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu không được khuyến khích trong canh tác hữu cơ.
Xen canh là cách thức tốt hơn để bảo vệ cây trồng bằng việc trồng những giống cây thu hút sâu bọ ra khỏi các cây trồng chính. Những giống cây có thể sử dụng cho mục đích này có cây Neem (có vị chát) và cúc vạn thọ (khiến côn trùng vô sinh).
Bhaskar Save
No comments:
Post a Comment