Hệ canh tác kết hợp là sự biến thể của canh tác nhiều loài và liên quan đến việc trồng nhiều loại cây khác nhau trên cùng một mảnh đất. Ví dụ, nhiều nước trồng ngô kết hợp với đậu như một phương thức canh tác địa phương. Ngô (loại ngũ cốc) cao, rễ ăn sâu và tiêu thụ chất dinh dưỡng cao trong khi cây đậu thấp, rễ nông và tiêu thụ chất dinh dưỡng ít, trong khi còn cung cấp chất đạm cho đất. Không có mâu thuẫn nào giữa hai cây này và cây ngô có thể hấp thụ đạm từ cây đậu. Tổng sản lượng của ngô và đậu khi trồng cùng nhau cao hơn khi trồng riêng từng loài. Cũng có nhiều cách kết hợp tương tự như này. Ưu điểm của trồng cây tổng hợp là giúp giảm sâu bệnh, tận dụng tốt hơn đất đai, ánh nắng mặt trời và lượng mưa.
Các yếu tố cần nghiên cứu khi kết hợp trồng cây, bao gồm:
Như đã đề cập, kết hợp trồng ngũ cốc và cây đậu là cách thích hợp để giữ độ phì nhiêu cho đất. Ngũ cốc tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng trong khi cây họ đậu vừa tiêu thụ ít vừa cung cấp đạm cho đất qua vi khuẩn cố định N.
Độ sâu của rễ
Nếu trồng một cây có rễ sâu xen lẫn một cây có rễ cây khác, cả hai sẽ cạnh tranh và không phát triển tốt được. Trồng một cây rễ nông với một cây rễ nông khác cũng gặp phải vấn đề tương tự. Kết hợp trồng cây rễ nông với cây rễ sâu sẽ phù hợp hơn. Chẳng hạn như trồng ngô xen lẫn bí ngô. Cây ngô ăn rễ sâu và tiêu thụ chất dinh dưỡng ở tầng cát (tầng sâu hơn). Bí ngô là cây ăn rễ nông và tieu thụ chất dinh dưỡng ở tầng nông. Có ít sự cạnh tranh giữa hai loại cây này. Cây rễ sâu thường là dạng cây thẳng đứng còn cây rễ nông nhìn chung là loại cây bò lan.
Cây đuổi côn trùng
Một số cây có mùi hương đặc trưng giúp đuổi vài loại côn trùng. Ví dụ, hành có một mùi đặc biệt mà bướm không thích. Nếu trồng hành với bắp cải, mùi hương này sẽ ngăn côn trùng (sâu bọ) tấn công bắp cải. Cách trồng cây kết hợp như này được gọi là cây đồng hành. Cây đồng hành là một biện pháp phòng trừ sâu bệnh rất hữu hiệu.
Tính ưa bóng râm
Một số loại cây có thể sinh trưởng tốt trong bóng râm. Những cây như vậy được gọi là cây ưa bóng. Trồng cây ưa bóng dưới cây gỗ hoặc cây cao làm tăng khả năng sử dụng đất. Chẳng hạn như trồng dứa dưới cây mít, trồng gừng dưới cây xoài.
Các cách kết hợp cây trồng ở Bangladesh
Cây chính Cây đồng hành
Mù tạc Đậu lăng, củ cải, đậu Khesari
Ớt Đậu đen, củ cải, mướp, cà
Bắp cải Hành, cà chua, rau mùi
Xúp lơ Khoai tây
Ngô Lạc, đậu Ấn Độ, đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, bí ngô
Cà chua Hành, tỏi, cà rốt, dưa chuột
Dưa chuột Củ cải, ngô, đậu, cà chua
Mía Đậu lăng, lạc, đậu cỏ
Cà Đậu, ớt, khoai tây
Khoai tây Đậu, bắp cải, đậu hạt tròn, ngô, cà
Đậu Ấn Độ Ngô
Lạc Ngô, mía
Củ cải Dưa chuột, mù tạc, cà chua, ớt
Đậu lăng Mù tạc, ngô, mía
(Nguồn: Những Bài Học Từ Thiên Nhiên của Shimpei Murakami)
* Mức độ hấp thụ dinh dưỡng từ thấp đến cao: Cây họ đậu < Cây lấy rễ < Cây ăn lá < Cây ăn quả < Cây ngũ cốc.
* Mức kháng bệnh (từ tốt đến kém): Cây ngũ cốc > Cây lấy rễ > Cây họ đậu > Cây ăn lá > Cây ăn quả
(Nguồn: Những Bài Học Từ Thiên Nhiên của Shimpei Murakami)
* Mức độ hấp thụ dinh dưỡng từ thấp đến cao: Cây họ đậu < Cây lấy rễ < Cây ăn lá < Cây ăn quả < Cây ngũ cốc.
* Mức kháng bệnh (từ tốt đến kém): Cây ngũ cốc > Cây lấy rễ > Cây họ đậu > Cây ăn lá > Cây ăn quả
No comments:
Post a Comment