Saturday 30 April 2016

Cỏ họ đậu


Cỏ đậu, còn được gọi là cỏ đậu phộng, đậu phộng kiểng, cỏ hoàng lạc, lạc dại, đậu phộng dại

(...) Về chống xói mòn, vườn cây ăn trái trồng thảm cỏ đậu đã làm giảm 72,4% lượng đất (đồi) bị xói mòn so với đối chứng không trồng. Độ ẩm của đất có thảm lạc dại luôn cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tùy thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai, vì thế tiết kiệm nước tưới. Các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại. Cụ thể VSV cố định đạm tăng 200%, VSV phân giải lân tăng 611,1%, VSV phân giải cellulose tăng 138,1% so với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng cỏ đậu). Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp.

Theo tính toán của NOMAFSI, trồng cỏ đậu phộng thì lượng chất xanh có thể cung cấp 595 kg N, 140 kg P2O5, 200 kg K2O/ha/năm và khẳng định chắc chắn điều này sẽ góp phần quan trọng trong cải tạo độ phì của đất. Ở miền Nam, trồng cỏ đậu phủ đất đã được ứng dụng thử nghiệm vào vườn hồ tiêu, xoài ở Đồng Nai, điều (Bình Phước, Kon Tum, Đ Lăk), thanh long (Bình Thuận), bước đầu cho kết quả tốt.




Cỏ ba lá, hoặc là được gieo trồng một mình hoặc là trong hỗn hợp với các loại cỏ khác, có một lịch sử lâu dài để tạo ra các sản phẩm chủ yếu cho đất, vì một số lý do: nó phát triển rất tự do, các cành non sẽ mọc trở lại sau khi bị cắt xén; nó tạo ra số lượng lớn sản phẩm ngon và bổ dưỡng cho gia súc; nó phát triển tốt trong nhiều loại đất và khí hậu; và do vậy nó là thích hợp để tạo ra các bãi chăn thả hay cải tạo đất.

(nguồn)


P/S: Cỏ ba lá được ông Masanobu Fukuoka sử dụng chủ yếu để cạnh tranh với cỏ dại, làm cho đất màu mỡ...












Update 30.04


Bắt đầu dọn cây quanh ao lớn




Thursday 28 April 2016

Cuộc cách mạng một-cọng-rơm


Có thể gọi ông Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách, là người nông dân vĩ đại nhất hành tinh cũng không có gì là lạm dụng từ ngữ. Ông là người đạt đến cảnh giới vô vi trong nông nghiệp và là vị sư tổ của nông nghiệp tự nhiên.

Nhưng bạn không nên để tựa đề cuốn sách đánh lừa. “Cuộc cách mạng một-cọng-rơm,” nhưng chẳng có “cuộc cách mạng” nào ở đây cả. Cuốn sách chỉ là những ghi chép của một người làm nông khiêm nhường rón rén trước thiên nhiên vườn ruộng, như thể mỗi một từ được viết ra tác giả đều sợ làm tổn thương đất đai cây cỏ.

Bạn cũng sẽ thất vọng nếu có ý định tìm trong cuốn sách này những tri thức về nông nghiệp, dù là nông nghiệp hữu cơ hay nông nghiệp tự nhiên. Bởi vì đối với ông Fukuoka, tri thức là hữu hạn, còn thiên nhiên cây cối là vô cùng, cái hữu hạn không thể thâu tóm được cái vô cùng.

Cuốn sách cũng không nhằm góp phần làm đa dạng hoá kiến thức của bạn về thiên nhiên và cuộc sống. Bạn sẽ thấy tác giả của nó không hề có ý định như vậy.

Các mô hình trang trại thành công


Trong vài thập kỉ trở lại đây, ngành kinh tế thực phẩm có những bước tiến mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa hay còn gọi là kinh tế trang trại.Việc hình thành các trang trại được xem là nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển sản xuất, chăn nuôi hàng hóa. Những mô hình trang trại hiệu quả đó đã thúc đẩy sự phát triển của nông, lâm, ngư, nghiệp.
Tại Việt Nam, nền kinh tế trang trại hiện đang tương đối phát triển cùng với những mô hình trang trại hiệu quả, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho nông dân. Hãy cùng nong-dan.com điểm qua một số mô hình trang trại thành công dưới đây.


1. Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC)

Đây là mô hình trang trại quen thuộc của nông dân Việt Nam. VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cũng như chăn nuôi gia súc gia cầm là chính, có quan hệ khắng khít với nhau, tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp.

Tiêu biểu cho mô hình kinh tế hiệu quả này là trang trại của Ông Nguyễn Trọng Bộ, thôn Tân Tự, xã Đông Tân, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã kết hợp nuôi heo, cá, gia cầm và trồng cây hoa màu, cây ăn quả với nhau. Bên cạnh đó ông còn mở dịch vụ câu cá thư giãn. Vài năm trở lại đây, trừ đi chi phí thì số lãi ổn định mà ông thu được thường ở mức 200 – 300 triệu đồng/năm.



Cacao trên đồi đá

Tham khảo loạt bài này tại đây:

Permaculture


(Lê Xuân Định)  nguồn

Chào bà con và các bạn quan tâm đến rau sạch, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, và các mô hình nuôi trồng phối hợp rừng - vườn - ao - chuồng. Mình muốn giới thiệu và thảo luận với các bạn về mô hình "permaculture", một mô hình nông nghiệp bền vững mô phỏng theo các hệ sinh thái trong tự nhiên.

Trước hết mình xin nói về 2 từ khoá quan trọng là "tính bền vững" và "hệ sinh thái":


Tính bền vững

Giống như một cái bồn nước, chúng ta lấy nước ra xài đầu này thì phải có cách bổ sung nước trở lại ở đầu kia nếu không muốn một ngày nào đó chúng ta bị cạn kiệt nước. Khi chúng ta trồng cây rồi thu hoạch là chúng ta đã lấy đi từ đất, sau đó phải bón phân trở lại để trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Nhưng chúng ta có nhiều lựa chọn: Nếu muốn nhanh gọn, chúng ta bón phân hoá học, rất tiện lợi cho vài vụ đầu, nhưng càng ngày đất càng suy kiệt, chúng ta càng phải bón nhiều hơn mà đất giữ lại chẳng bao nhiêu, lợi nhuận ban đầu có thể cao nhưng càng ngày càng phải đầu tư nhiều hơn mà năng suất lại thấp hơn thì đó là kém bền vững. Chúng ta có lựa chọn khác là bón phân hữu cơ, phân vi sinh, có thể công chuẩn bị các loại phân này nhiều hơn nhưng nó ổn định từ vụ này đến vụ khác, ít phải gia tăng sức đầu tư, ít làm giảm sản lượng thu hoạch thì đó là cách làm bền vững hơn. Khi chúng ta bón nhiều phân hoá học thì kết cấu của đất bị phá vỡ, chúng ta phải làm đất bằng cày cuốc để tái tạo độ tơi xốp của đất. Nhưng khi chúng làm đất bằng cơ học như vậy, chúng ta đã vô tình tiêu diệt các loài sinh vật sống dưới đất, vốn là những cỗ máy làm đất hiệu quả của thiên nhiên. Và càng ngày chúng ta càng gánh hết trách nhiệm cải tạo đất mà đất vẫn cứ thoái hoá dần, đó là kém bền vững. Tương tự đối với các vấn đề sâu bệnh, tưới tiêu, nếu chúng ta làm theo kiểu "tranh giành với thiên nhiên" thì chúng ta đang loại bỏ thiên nhiên ra khỏi mảnh đất của chúng ta để thay vào những thứ nhân tạo, làm mất cân bằng sinh thái của tự nhiên, đến khi chúng ta không còn gánh nổi nữa (con người tưởng mình mạnh nhưng thực ra rất yếu đuối so với thiên nhiên) thì mọi thứ sụp đổ, đó là không bền vững.

Ruộng đồng có hoa


Đây là mô hình "Ruộng đồng có hoa" thể hiện rõ tác dụng của đa dạng sinh học. Dù chỉ mới thêm vài khóm hoa dọc bờ ruộng thôi mà đã giảm được đáng kể thuốc trừ sâu.


Ngôi nhà trái đất (Home 2009)




Là bộ phim tài liệu của đạo diễn Yann Arthus-Bertrand ra mắt vào ngày 5/6 vừa qua nhân Ngày môi trường thế giới. Bộ phim được quay trong vòng 18 tháng với một chiếc máy quay Cineplex & tốn chi phí 12 triệu USD. Phim đã lập kỷ lục công chiếu trên hơn 50 quốc gia, trên TV, DVD và Youtube.


Tuesday 26 April 2016

Nông trại Hello Kitty

 Nông trại Hello Kitty ở Hongkong, khai trương 2014 với tiêu chí Go Green.





http://www.followkitty.com/travel/hello-kitty-go-green-themed-farm-hong-kong/

Eco-farm

Tiền thân của trang trại sinh thái Eco-farm là nhà nghỉ cuối tuần của 1 kiến trúc sư người Pháp Claude Cuvelier được xây dựng từ năm 2003. Với tình yêu thiên nhiên hoang dã và luôn mong muốn tất cả các mọi người được sống trong một môi trường sinh thái trong sạch và yên tĩnh,vợ chồng ông đã quyết định mở rộng mô hình trang trại hữu cơ và trung tâm hỗ trợ giáo dục thực nghiệm với mong muốn cùng góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường xanh-sạch-an toàn.

(...) Chúng tôi có đồi chè xanh bạt ngàn, khu nhà sàn có sức chứa 100 cháu, khu nhà villa kiểu Pháp có 4 phòng ngủ hạng sang, khu nhà ăn, khu vườn rau hữu cơ mà bạn có thể làm bác nông dân, khu hồ câu cá cho bạn và gia đình thư giãn, khu bắt cá cho trẻ em, khu chăn nuôi với các vật nuôi chăn thả tự nhiên, khu làng nghề và các thảm cỏ xanh tươi mát, khu vui chơi ngoài trời cho trẻ em…





P/S: Trang trại được đầu tư lớn, chuyên nghiệp, trang web đẹp.

Monday 25 April 2016

Thu gom & sử dụng nước mưa



Đọc tài liệu...HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THU GOM VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA

Đầu tư nông trại cho thuê giữa phố nhà giàu Sài Gòn


3 ha đất tại phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM được chủ đầu tư đào ao thả cá, trồng rau sạch, cây ăn trái, nuôi vịt, thỏ và có thêm cả sân bóng để tạo nên một nông trại thu hút hàng nghìn khách đến trải nghiệm.

Nằm lọt thỏm trong lòng phường Thảo Điền xanh mát, yên tĩnh, nơi được mệnh danh là phố nhà giàu của TP HCM với nhiều biệt thự lớn kiểu Pháp, nông trại Family Garden cách trung tâm quận 1 chưa đầy 10 phút di chuyển. Khoảng cách này được cho là "đủ gần để ghé thăm, đủ cách biệt để tìm sự bình yên, tự tại cùng thiên nhiên".

Chủ đầu tư dự án vốn là kiến trúc sư chuyên ngành về thiết kế cảnh quan tại TP HCM rất say mê phong cách natural life (cuộc sống gần gũi thiên nhiên), chia sẻ với VnExpress: "Tôi thuê khu đất trong vòng 10 năm, với tâm thế không lo ngại thất bại. Vì đam mê nên cứ từng bước bắt tay vào cải tạo, trồng trọt, xây dựng nơi này thành vườn nhà của khách theo mô hình nông trại vui nhộn". 

Sunday 24 April 2016

Cây Bò Cạp Vàng




Các tên gọi: Muồng hoàng yến, Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, Osaka, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn.

Bò Cạp Vàng được xem là quốc hoa của Thái lan, ở Thái cây có tên gọi là dok khuen, hoa vàng tượng trưng cho hoàng gia Thái.

Cây Bò Cạp Vàng còn có nhiều công dụng trong y học: Quả của cây có thể chữa được bệnh rối loạn đường ruột ở trẻ em, rét run do say thuốc, rễ cây thì chữa được bệnh cảm lạnh và giúp hạ sốt, lá cây vò nát thoa lên da trực tiếp, chữa được các bệnh ngoài da, bệnh phù thũng, đau khớp, liệt nhẹ…Ngoài ra, cây còn chữa được các bệnh khác như các dạng xuất huyết hoặc chảy máu, các rối loạn tim mạch, các bệnh thần kinh và chứng thừa axit trong dạ dày.

Ở Ấn độ, hoa Bò Cạp Vàng được sử dụng như rau cải ăn sống hoặc nấu canh dùng trong các bữa ăn hằng ngày.

Update 23.04

 



Bể chứa nước 



Saturday 23 April 2016

Các điểm đến nổi bật ở Long Phước

Bên trong cù lao Long Phước, gần  Long Phước Community Farm, hiện đang có một số điểm đến tham quan du lịch nổi bật:


Bảo tàng áo dài của Sỹ Hoàng

 


Nhà thờ tổ nghiệp của Hoài Linh



Phim trường quận 9 (Long Island)



Eco Garden Thái Dương




Khu du lịch sinh thái học đường ECO GARDEN THÁI DƯƠNG nằm trên vùng thắng cảnh sản xuất nông nghiệp của Thị trấn Chúc Sơn -Huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Là một Huyện đồng bằng của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km về phía Tây Nam, Chương Mỹ là vùng vành đai xanh được bao phủ bởi ruộng đồng bao la, vườn rau sinh thái, vườn cây ăn quả đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ.

Với những lợi thế về địa hình, ECO GARDEN THÁI DƯƠNG được thành lập vào tháng 8/2013 & xây dựng theo mô hình Khu du lịch sinh thái học đường. Đây là một quần thể khu du lịch vui chơi giải trí đa chức năng được đưa ra nhằm phục vụ cho các du khách có nhu cầu tìm hiểu về cuộc sống nông thôn. Đặc biệt là các bé trường mẫu giáo, tiểu học, các bạn học sinh THCS, TH phổ thông cũng như các bậc phụ huynh, các cán bộ công nhân viên chức có mong muốn được hòa nhập vào cuộc sống dân dã, thôn quê.


Tasha Tudor's Garden



Nhà vườn CT Nguyễn Minh Triết



Những hiểu biết cơ bản về phân hữu cơ


Chất hữu cơ trong đất được coi là một tiêu chí để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Cho nên đất nào có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn thì đất đó sẽ được đánh giá tốt hơn.

Ví dụ, 2 loại đất có nguồn gốc phát sinh gần giống nhau nhưng kết quả phân tích cho thấy 1 loại đất có hàm lượng chất hữu cơ là 1,05% và 1 loại đất có hàm lượng chất hữu cơ là 5,3%, thì chưa cần xem các tiêu chí nông hóa hay vật lý khác, có thể nghĩ ngay là loại đất có hàm lượng chất hữu cơ 5,3% sẽ có độ phì nhiêu tốt hơn.

Tại sao lại nói như vậy? Vì đất có hàm lượng chất hữu cơ cao trước hết sẽ có tính chất vật lý tốt hơn, đất được trở nên tơi, xốp, hạt đất không bị rời rạc hay quá kết chặt.

Nếu là loại đất trồng màu, thì đất chứa nhiều không khí, vi sinh vật hoạt động mạnh, các loại giun đất cũng hoạt động mạnh làm đất càng thêm tơi xốp hơn.

Cây chùm ngây



Nuôi dê





Những vấn đề cơ bản về Aquaponics



1. Aquaponics là gì?

Aquaponics dựa trên các hệ thống sản xuất như chúng ta đã biết trong tự nhiên. Thuật ngữ Aquaponics là sự kết hợp từ Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và Hydroponics (thủy canh).

Hệ thống thủy canh đòi hỏi người quản lý phải có trình độ kỹ thuật nhất định và tương đối khó khăn trong việc bổ sung chất dinh dưỡng (phân bón, các yếu tố vi lượng,…) tối ưu cho sự phát triển của cây trồng. Nước trong hệ thống thủy canh cần phải được thay định kỳ và sau đó phải bổ sung dinh dưỡng cho phù hợp với sự phát triển của cây. Điều này gây tốn kém, khó khăn cho vận hành hệ thống và gây ô nhiễm môi trường. 

Nuôi trồng thủy sản tập trung vào việc tối đa hóa sự tăng trưởng của cá trong bể hoặc ao nuôi. Cá nuôi trong bể thường có mật độ khá cao, khoảng 10kg/100 lít nước và cần phải thay nước khoảng 20-50% mỗi ngày. Điều này gây tốn kém trong vận hành và gây ô nhiễm môi trường khi mà nước thải trong bể cá chứa một lượng cao amonia và chất thải rắn từ cá. 

Aquaponics là sự kết hợp của cả hai hệ thống: nuôi trồng thủy sản và thủy canh. Sự kết hợp này mang lại lợi ích thiết thực và tính độc đáo của Aquaponics. Thay vì bổ sung phân bón và các hóa chất để trồng cây, Aquaponics sử dụng chất thải từ cá nhờ sự chuyển hóa từ các loài vi sinh vật thành chất dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho sự phát triển của cây. Ngược lại, thay vì xả nước ra môi trường, Aquaponics sử dụng cây trồng để làm sạch nước và trả lại cho bể cá. Nước này có thể được tái sử dụng vô thời hạn và chỉ cần thay thế khi nó bị mất do bay hơi. Đây là một hệ thống tuần hoàn khép kín hoàn hảo.

Friday 22 April 2016

Trồng cây qua mạng


Với mỗi đơn hàng 2 cây dưa lưới Bảo Khuê trở lên quý khách sẽ được Công ty TNHH Thương Mại Vuông Tròn cung cấp các cây con với 1 mã số nhất định. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trồng, chăm sóc và định kỳ sẽ gửi các thông tin, hình ảnh cây của quý khách đến địa chỉ e-mail quý khách đăng ký. Khi cây dưa lưới đến giai đoạn thu hoạch quý khách có thể đến vườn của chúng tôi thu hoạch hoặc chúng tôi sẽ gửi sản phẩm (trái dưa lưới) trực tiếp đến quý khách. Với các đơn hàng tại TP. HCM chúng tôi sẽ giao hàng miễn phí, riêng các tỉnh thành khác chúng tôi sẽ thu phí vận chuyển theo phí của hình thức chuyển phát nhanh của bưu điện


1) Thông tin sản phẩm:

- Đơn giá: 250.000 đ/1 cây
- Thời điểm trồng: 27/09/2014
- Dự kiến thời điểm thu hoạch: 15/12/2014
- Dự kiến thời điểm giao hàng: 17/12/2014

Đặc tính sản phẩm: thời gian từ gieo đến thu hoạch khoảng 75-90 ngày. Trọng lượng trái khoảng 2 - 3kg, độ đường khoảng 12-15%. Sản phẩm cao cấp, được trồng và chăm sóc trong nhà màng.


2) Cam kết của Vuông Tròn:

- Chỉ tiêu trái: trái phải đạt trọng lượng từ 2 kg trở lên, trái đều, đẹp, không bị biến dạng, độ ngọt từ 12%
- Sản phẩm sau thu hoạch của chúng tôi không có dư lượng thuốc trừ sâu, không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, không có kim loại nặng, không hóa chất bảo quản và các hoá chất độc hại khác.
- Khách hàng sẽ được hoàn lại tiền nếu trường hợp cây của úy khách không ra trái hoặc trái không đáp ứng yêu cầu trên (trọng lượng, độ ngọt, hình dạng, vệ sinh an toàn thực phẩm). Ngoài ra quý khách có thể chọn hình thức khác như đổi qua các cây dưa lưới khác trong vườn có trái đáp ứng các yêu cầu trên.







Nông nghiệp công nghệ cao nhìn từ Israel



Tự lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt Israel



Chòi lá







(nguồn)

Thursday 21 April 2016

Trang trại Sunny Farm



Sunny Farm - một nông trại thân thiện với thiên nhiên, với diện tích 15.000m2, tọa lạc tại Ấp 5, Xã Thạnh Hòa, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An. Đây là vùng đất nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa, các loại nông sản và trái cây, nổi tiếng với những đặc sản Chanh không hạt, trái Thơm, Mía, Khoai Mì; cùng với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lân cận cung cấp thực phẩm, lúa gạo cho dân khắp mọi miền đất nước. Chung quanh giáp với nhiều kênh, rạch kết nối với sông lớn Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây... Cách Thành phố Hồ Chí Minh 40km đường ô tô, nơi đây thuận tiện cho du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Sunny Farm được hình thành và xây dựng theo mô hình trang trại vừa Nuôi - Trồng để tự tạo nguồn kinh phí duy trì hoạt động, vừa là nơi để các bạn trẻ có thể đến để nghiên cứu, học tập và áp dụng những kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến nhất. Đồng thời Sunny Farm cũng được thiết kế trở thành một sân chơi rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết cho thanh thiếu niên ngày nay.



Khu trung tâm:

Được thiết kế theo mô hình hiện đại - gọn nhẹ - an toàn - tiện nghi - sinh động - vui tươi để phù hợp với các bạn trẻ. Bao gồm:

• 01 Hội trường lớn: là khu vực tập trung, tham gia các sự kiện, các cuộc thi chế biến thực phẩm; hoạt động nhóm tìm hiểu, trao đổi, chia sẻ kiến thức.
• 01 Khu trưng bày sản phẩm: là nơi giới thiệu về các loại rau, củ, trái cây của vùng và của nông trại cùng với những loại thuốc (được sử dụng hoặc cấm sử dụng) trong công tác nuôi trồng.
• 01 Nhà Bếp đạt chuẩn An Toàn Vệ Sinh.
• 02 Dãy nhà vệ sinh.
• 01 Canteen: là nơi phục vụ nhu cầu ăn uống và mua quà lưu niệm của du khách.
• 01 Khu chế biến: là nơi diễn ra những hoạt động thực hành chế biến thức ăn.



Khu trồng trọt - Vườn ươm:

• 10.000 m2 thử nghiệm trồng Chanh Không Hạt và các loại rau trái (Dưa leo, khổ qua, mướp, đậu, cà tím, ớt, cóc, ổi, ...).
• 01 Vườn ươm áp dụng Phương Pháp Trồng Rau Sạch Bằng Nước Và Xơ Dừa để trồng các loại rau, trái sạch như cải xanh, cà chua, cà rốt, khoai tây....
• 01 Vườn ươm áp dụng Phương Pháp Aquaponic để trồng các loại rau trái sạch như rau muống, salad.…



Khu Nuôi các loại gia súc, gia cầm:

• Vườn chim (bồ câu, két, cu gáy, ...).
• Chuồng gia súc (dê, heo, thỏ).
• Chuồng thú cảnh (chó, nhím, rùa, ...).
• Chuồng gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
• Ao cá (diêu hồng, tai tượng, sặc, ...).










Tham khảo 


Hàng độc



Trồng dừa nước



* Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

- Tuổi cây: 6 - 7 tháng tuổi
- Chiều cao trung bình của lá: 47 - 50 cm
- Số lá trên cây: 4 - 5 lá
- Cây không bị nhiễm bệnh.
- Cây không bị cụt ngọn.


* Thời vụ và kỹ thuật trồng rừng

- Trồng rừng trực tiếp bằng quả bằng cách đặt quả nghiêng một góc 45o với mặt bùn. Đầu trên (đầu dính vào trục của cuống buồng quả) nhô lên khỏi mặt nước 0,5cm, phần còn lại của quả chìm trong bùn.

- Trồng bằng cây con có bầu vào tháng 3 - 4, bóc vỏ bầu trước khi trồng. Không làm đứt rễ để tránh xâm nhập mặn.

- Kỹ thuật trồng: Trồng cây khi thuỷ triều rút. Dùng dây nilon thắt nút chia thành các đoạn 4m, kéo thẳng hàng để trồng đúng khoảng cách. Biện pháp dễ làm nhất là dùng một đoạn tre bương hoặc luồng dài 4m. Lắp răng dài 10cm với khoảng cách 4m x 4m (giống như một cào cỏ). Một người cầm cào này kéo theo một đường thẳng trên mặt bùn. Sau đó lại dùng cào kéo theo chiều vuông góc tạo thành những ô vuông thẳng hàng ngang dọc.

Ở những nơi đất cao, cứng chỉ ngập triều cao, có thể dùng cuốc để cuốc hố 50cm x 50cm. Cho vào hố một lớp bùn dày 25 - 30cm, trồng cây trong lớp bùn này.


Xem đầy đủ... Kỹ thuật trồng dừa nước 

The Green Farm


Tên đơn vị : The Green Fram.
Địa điểm : 52 Bưng Ông Thoàn, Q9, Tp HCM
Điện thoại : 0918 135 130 ( Mr Thịnh )
Diện tích : 12.0000m2, nằm bên nhánh sông nhỏ có các chòi lá ao hồ thích hợp cho các bạn thư giãn cuối tuần và hoạt động giải trí ngoài trời.
Mở cửa đón khách ngày 10/01/2016

Sau nhiều năm lang thang cùng bạn bè, cảm nhận nhu cầu cuộc sống và mong muốn có một nơi mình có thể trở về tuổi thơ của mình và mọi người, cung cấp rau sạch, gà ta, cá bán tự nhiên và thế là với sự quyết tâm của anh em, cuối cùng vào giữa tháng 6 năm 2015 The Green Farm khởi công với mục tiêu mang đến nguồn thực phẩm tươi, sạch và sân chơi cuối tuần cho các bạn, anh em, gia đình và các em nhỏ yêu thích thiên nhiên của một vùng quê . Tự tay mình trồng rau và thu hoạch để cảm nhận được cuộc sống của người nông dân giữa cuộc sống hiện đại ngày nay.

Đây sẽ là nơi sinh hoạt giải trí cuối tuần dành cho các bạn, các gia đình sau một tuần làm việc. Ngoài các thức ăn thuần tuý như gà ta hấp hành, gà ta bóp rau lang, cá sạch, rau sạch......các gia đình, em nhỏ có thể tự tay mình trồng loại rau sạch yêu thích lớn lên một cách tự nhiên, không dùng phân hoá học, chăm sóc hàng tuần và được nhìn thấy chúng lớn lên từng ngày qua hình ảnh của Green Farm gởi về cho đến khi thu hoạch cũng chính tay các bạn, các em thu hoạch và mang về tận hưởng thành quả của chính mình.




Wednesday 20 April 2016

Sắc màu phiên chợ vùng cao Hoàng Su Phì


Từ tờ mờ sáng, bà con từ các bản lũ lượt mang đến chợ những nông sản, vật phẩm mình làm ra hay săn bắn, hái lượm từ nói rừng để bán và mua những vật dụng, thức ăn cần thiết cho gia trong trong cả tuần lễ. Bà con ở các bản xa như Bản Luốc, Sán Xả Hồ, Nậm Ty đeo gùi vượt hàng chục cây số đường núi.

Trời sáng hẳn, chợ càng tấp nập kẻ bán người mua. Hàng hóa ở đây khá phong phú nhưng đa phần là sản vật nhà. Người ta mang xuống chợ đủ thứ hàng hóa từ bó măng rừng, lọ mật ong, quả trứng hay trái hồng, mùa nào thức ấy. Những vật dụng như đôi dép, con dao, cái liềm làm nương rẫy rồi vải thổ cẩm, vải đũi, chỉ thêu đầy màu sắc cũng được bày bán.

Tấp nập nhất vẫn là khu bán gia súc, gia cầm. Ngoài lợn, gà, dê, bò là gia súc nhà nuôi còn có những con dúi hay nhím rừng dân bản đánh bắt được cũng dắt ra chợ bán. (...)

Thẻ hội viên


Để trở thành hội viên của cộng đồng Long Phước Community Farm và để hưởng các ưu đãi của nông trại, bạn cần đăng ký thẻ hội viên (membership card). Mỗi hội viên sẽ được quyền canh tác trên một lô đất 30-100m2. Hoặc có thể mua sản phẩm định kỳ từ nông trại với nhiều ưu đãi.

(chi tiết...)

Thông điệp của thủ tướng Bhutan


Gawler Garden and Produce Share



Have you got too much silverbeet growing in your garden? Would you like to swap and share with other local gardeners? Or would you like to grow your own fruit and veg but don’t know where to start? This is a new way to quickly find new homes for your excess, take home some goodies, and learn from other more experienced gardeners.

The Gawler Garden and Produce Share originally started in the Winter of 2013 (25 May 2013 was the initial gathering) as a monthly gathering between a small group of like minded individuals who wanted to share the goodies from their garden, and minimise the amount which went to waste. (Read more about how the Gawler Garden and Produce Share started, and some of the ideas and thought behind it here)

As the weather became more pleasant, our gardens became more productive, the Gawler Garden and Produce Share grew in popularity, and was changed to a fortnightly gathering.

Currently we meet on alternative Saturdays, in Apex park, Julian Tce (the one which runs alongside the river with the big old fig trees). People usually gather at one of the picnic tables from around 12pm, place their excess out, and at about 12:30pm we start the sharing.

The “Rules” are fairly simple and as follows:

1. If what you bring doesn’t get taken by others you are responsible for taking it home.

2. If it relates to “garden” and/or “produce” then feel free to bring it along to share (as long as Rule #1 is adhered to)

3. Homemade and home grown is preferable, but if you have excess of food you have bought in bulk, feel free to bring them along for others to share rather than having them go to waste.

4. It is a “Share” so no “trading” or “swapping” occurs, you bring what you have as excess and take what you can use.

5. In light on Rule #4 connecting with others and organising “trades” or “swaps” outside of the Gawler Garden and Produce Share is encouraged and welcomed (many people have found a wonderful supply of tasty, local, ethically raised pork via connections made at the Gawler Garden and Produce Share)

6. You don’t have to have bring anything to be part of the share, whether that is because there isn’t much happening in your garden, or if you are new to gardening. We welcome anyone who is interested, especially people just starting out, and feel that over time what you give and take evens out.

7. No fees, no membership, come along as you are able to.

Next Gawler Garden and Produce Share: Check out our Calendar here
Time: Put produce out at 12:15pm to swap at 12:30pm
Location: Apex Park, Julian Terrace 


Suy ngẫm

"...Chúng ta đã nói nhiều về tính bền vững, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ đạt được tính bền vững thực sự cho đến khi chúng ta học được cách trả lại cho thiên nhiên trong vòng luân chuyển khép kín tất cả những gì mà thiên nhiên cần để nuôi sống chúng ta. Có lẽ, việc trả lại cho thiên nhiên tất cả những chất dinh dưỡng trong chất thải mà chúng ta thải ra là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng ta, những cư dân của hành tinh trái đất phải làm."

Sử dụng bèo để xử lý nước

* Bèo tây (lục bình)


(...) Theo kết quả thực nghiệm bằng mô hình hồ thủy sinh ta thấy bèo lục bình có khả năng xử lý các chất dinh dưỡng COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, Nitơ và Phốt pho trong nước thải sinh hoạt mà không phải sử dụng thêm bất kỳ hóa chất nào khác. Với lưu lượng thực nghiệm 30 và 50 lít/ngày (ứng 300 và 500m3 /ha ngày) ứng với thời gian lưu trong hệ thống là 18 và 10,8 ngày, nồng độ các chất dinh dưỡng COD, BOD5, Nitơ, Phốt pho và chất rắn lơ lửng SS trong nước thải đầu ra sau xử lý đều thấp hơn mức A của QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 14:2008/BTNMT đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh là công nghệ rẻ tiền, phù hợp với điều kiện của 22 Việt Nam, có thể áp dụng cho qui mô nhỏ và vừa như cho các hộ, cụm hộ gia đình hay các khu vực dân cư ven thành phố, các điểm du lịch sinh thái, làng nghề, trang trại. Tuy nhiên cần chú ý tới các điều kiện thực tế như thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng cho bèo sinh trưởng và phát triển, lưu lượng, thời gian lưu nước của hệ thống để khả năng xử lý luôn được duy trì và đạt hiệu quả cao.

Xem đầy đủ... NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG MÔ HÌNH HỒ THỦY SINH NUÔI BÈO LỤC BÌNH



* Bèo cái (Bèo tai tượng):


Bèo cái thông thường được sử dụng trong các ao nuôi cá ở các vùng nhiệt đới để tạo nơi trú ẩn cho cá bột và cá nhỏ. Bèo cái cạnh tranh thức ăn với tảo trong nước vì thế nó có ích trong việc ngăn ngừa sự bùng nổ của loài này.

Một số tác giả cho rằng cây bèo cái có tác dụng hấp thụ các kim loại nặng và một số chất dinh dưỡng trong môi trường nước. Vì thế họ cho rằng nó có tính năng chống ô nhiễm cho nước, đặc biệt quan trọng cho các vùng đô thị một số quốc gia đang phát triển, do hệ thống dẫn và xử lý nước thải còn chưa hoàn chỉnh nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm nặng cho nước bề mặt.

(nguồn)

Một nông trại đang triển khai


Trang trại em ở Đức Hòa Long An. Có thể đi bằng đường thủy hoặc đường bộ...
Em phải sử dụng đất sạch từ xơ dừa, tro trấu, phân bò để phủ lên một lớp để trồng. Chứ trồng bằng đất này ko ăn thua. 100% ko thuốc trừ sâu và phân hóa học, nước tưới em khoan giếng 300m để tưới chứ ko thể sử dụng nước kênh rạch để tưới. Đầu tiên tưởng đơn giản. Nhưng vô rồi mới thấy nó tốn kém. Nhưng thôi cứ chơi vì đất nhà nên ko sợ mấy...tổng diện tích 3.5 ha.



Rải vôi trắng, phủ lớp bạt lên sau đó mới đổ đất sạch vào trồng...



Rắc vôi, đất thì hơi phèn nhưng em kỹ nên rải một lớp vôi tránh bị phèn ngược sợ rau không lên. Xa xa là cái nhà cho nông dân ở, khu chế tập kết rau em xây tạm cái nhà lá lát gạch tàu.




Trang web của nông trại này đang được xây dựng (600 vườn nhỏ)    http://www.famifarm.vn/

(nguồn: otosaigon.com)