Thursday 30 June 2016

Tiêu chuẩn thực phẩm và canh tác nông nghiệp


(...) Hiện nay ở Việt Nam, canh tác hóa học theo chuẩn Global GAP và Viet GAP được áp dụng rất nhiều nhưng chất lượng không ai đảm bảo được. Lý do: tiêu chuẩn để trở thành hội viên của Global GAP hay Viet GAP rất dễ dàng, nhà sản xuất chỉ cần đăng ký, đóng phí, sau đó tạo nhật ký canh tác dỏm là được cấp chứng nhận. Kiểm định viên đa số chỉ xuống thăm nông trại và quan sát bằng mắt kết hợp với kinh nghiệm chứ không bắt buộc lấy mẫu xét nghiệm ngặt nghèo như canh tác hữu cơ. Do vậy, sản phẩm dù có thực sự đạt hai chuẩn này cũng chỉ có thể xem là thực phẩm “tương đối” an toàn chứ không thể xem là “sạch” được.

Canh tác hữu cơ theo chuẩn USDA Organic hay EU Organic Farming tuy nghiêm ngặt trong khâu kiểm định, xét nghiệm, và cấp chứng nhận so với canh tác hóa học (Global GAP) nhưng thực ra vẫn có nhiều kẽ hở (xem mục E về những chiêu thức lừa đảo khách hàng). 

Vì vậy, tôi cho rằng cái tâm và uy tín của nhà sản xuất vẫn là yếu tố tiên quyết và quan trọng bậc nhất. Các bạn phải tự tìm hiểu yếu tố này trước khi lựa chọn mua thực phẩm của nhà sản xuất nào. Tôi nghĩ việc này không khó trong thế giới phẳng ngày nay với Internet và vô số nguồn kiến thức từ anh Google và Wikipedia.

Công khai bán chứng nhận Vietgap tràn lan




Trang Trại Trung Thực

(Một trang trại SX được đầu tư bài bản, khép kín)


Thư ngỏ từ CEO Nguyễn Khánh Trình

Thân chào các bạn,

Tôi là Nguyễn Khánh Trình, sinh ngày 11/5/1981 tại Hà Nội. Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, tốt nghiệp ĐHBK chuyên ngành CNTT năm 2004. Tính đến ngày hôm nay, tôi đã có hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Mọi người biết đến tôi chủ yếu trên cương vị Co-founder và CEO của Công ty cổ phần quảng cáo Thông Minh – CleverAds.

Sau 8 năm khởi nghiệp cùng CleverAds và thu được một số thành quả nhất định, tôi muốn tìm cho mình thêm một hướng đi, một công việc nào đó thực sự đóng góp được giá trị cho gia đình, bạn bè, những người thân xung quanh tôi và xã hội. Giữa bối cảnh lương thực, thực phẩm bẩn trở thành một vấn nạn, một nỗi nhức nhối của xã hội Việt Nam, ai ai trong mỗi chúng ta cũng cảm thấy ám ảnh vì thực phẩm bẩn. Tôi cũng vậy! Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định sẽ xây dựng một mô hình các trang trại sản xuất thực phẩm khép kín, sạch và ngon.

Nhóm DeliverGreen

Nhóm DeliverGreen chọn cách chuyên môi giới nông sản sạch, từ Người SX đến Người Tiêu Dùng. DeliverGreen hoạt bát và có chuyên môn marketing tốt, một thành viên của Phiên chợ Xanh Tử Tế.

https://www.facebook.com/DeliverGREEN.Vietnam/?fref=nf



Thư ngỏ của cộng đồng Lương Nông


Chào các anh chị và các bạn,

Hiện có nhiều anh chị là đơn vị sản xuất mong muốn tham gia giới thiệu và trao đổi sản phẩm tại Chợ Phiên Lương Nông. Để tham gia trao đổi hàng tại Chợ Phiên bạn cần trở thành thanh viên của Cộng đồng Lương Nông. Trong thời gian chợ đợi CĐLN công bố các quy chế tham gia và quy chế kỹ thuật chính thức, các đơn vị quan tâm vui lòng điền thư ngỏ theo mẫu: http://goo.gl/forms/8Kgl84QUnYhxnuNK2 . Sau đó, CĐLN sẽ cử đại diện để làm việc trực tiếp với từng trường hợp cụ thể.

Cám ơn các anh chị và các bạn.

Nông nghiệp bền vững



Ngăn bèo lục bình lan rộng

(Xem xét áp dụng khống chế bèo trong ao nông trại)

Khung tre ngăn bèo lục bình không lan rộng trong hồ ở Bhumirak Thammachart Centre in Nakhon Nayok (Thailand).


Update 30.06


Tuesday 28 June 2016

Bí quyết trừ sâu từ gừng, ớt, tỏi


Đời sống vật chất càng nâng cao thì đời sống tinh thần của con người ngày càng cần được vun đắp. Mọi người trồng cây, trồng hoa, trồng rau trong nhà nhằm mang chút thiên nhiên vào cuộc sống thời hiện đại vốn bộn bề. Ngoài cách chăm sóc cây, mọi người cũng quan tâm đến các cách tự chế phân bón hữu cơ, các phương pháp tự nhiên phòng sâu bệnh hiệu quả mà an toàn.

Thông thường, những loại rau, củ, quả có chứa hàm lượng tinh dầu mạnh như ớt, tỏi, hành, gừng, chanh,...sẽ có tác động lên những loài bọ, côn trùng gây hại cho cây cối. Do vậy, chúng thường hay được sử dụng để làmthuốc trừ sâu tại nhà.


1. Tỏi

Tỏi là một loại thuốc trừ sâu vừa hiệu quả, vừa kinh tế cho khu vườn nhà. Nó có tính diệt nấm tự nhiên và tinh chất diệt côn trùng - hiệu quả để kiểm soát sâu bệnh. Rệp, kiến, mối, ruồi trắng, bọ cánh cứng, sâu đục thân, sâu bướm, ốc sên,...là một số các loại sâu bệnh có thể diệt được nhờ tỏi.


Để tự chế thuốc trừ sâu, bạn cần bóc vỏ, giã nát khoảng 2-3 củ tỏi rồi pha vào hai bát nước vừa. Sau khi để ở nơi râm mát trong 1 ngày thì chắt lấy nước cốt. Khi cần tưới rau, pha loãng vào khoảng 4 lít nước, dùng thay thế cho các loại thuốc trừ sâu thông thường.


Monday 27 June 2016

"Phiên chợ quê" ở trường Pathway

Ngày 25.06, cộng đồng Lương Nông vửa tổ chức "Phiên chợ quê" tại trường Pathway (Tuệ Đức), Q2, phù hợp với đối tượng khách hàng của rau hữu cơ. Mô hình roadshow này sẽ hiệu quả khi Lương Nông chủ động tìm đến khách hàng tiềm năng của mình. Tuy nhiên, họ nên chuẩn hóa về mặt hình thức như trang phục, quầy kệ, lều bạt...




Chuyện người nông dân Nhật Bản “làm thay đổi thế giới”


Ông Takao Furuno, sinh năm 1950, hiện sống tại làng Keisen trên đảo Kyushu (miền tây Nhật Bản), vốn có thói quen nhìn ngắm vịt trời bơi lội trên ruộng lúa của mình. Ông đã không hề mảy may rằng phương thức sản xuất gắn liền với loài vật này do ông tìm ra, một ngày kia sẽ được hàng nghìn nông dân trên khắp châu Á ứng dụng.

Phương pháp của ông Furuno được đặt tên là “Aigamo”, theo tên của giống vịt mà ông đưa vào sử dụng. Đây là giống vịt được phối từ vịt trời đực và các giống vịt nội địa khác. Câu chuyện của ông Furuno bắt đầu từ một hôm ông chợt tự hỏi tại sao mình thường phải dốc toàn bộ những thứ kiếm được từ việc sản xuất gạo của năm này để đầu tư cho vụ mùa năm sau. Ông không muốn tiếp tục đi theo con đường như vậy. Ông bắt đầu trăn trở tìm kiếm phương thức sản xuất mới và suy tính liệu kết hợp giữa những kinh nghiệm canh tác được đúc kết trong dân gian với khoa học hiện đại, thì kết quả sẽ thế nào?

Ông Furuno được biết người nông dân xưa kia thường nuôi vịt trong ruộng lúa. Ông cũng thử làm như vậy và để ý thấy rằng vịt con có thể ăn hết sâu bọ và côn trùng bám trên cây lúa. Sau khi thóc mầm được gieo xuống ruộng lúa đã rào kín, những chú vịt con khoảng 2 tuần tuổi sẽ được thả vào ruộng, theo tỷ lệ khoảng 100 con/mẫu Anh (khoảng 0,4 hécta). Vịt con sẽ chỉ ăn cỏ dại, mầm cỏ dại, côn trùng và những giống sâu bọ gây hại khác, chứ không gây hại cho lúa non như vịt trưởng thành. Cách di chuyển tự nhiên của vịt cũng giúp làm tơi đất và tăng cường sức khỏe cho cuống lúa. 

Sunday 26 June 2016

Cửa hàng “kỳ lạ” ở Nhật Bản?


Ở Nhật có 1 sự kỳ lạ không ai tưởng tượng là có thật đó là những gian hàng không có người bán.

Điều đó xuất phát là do sự tin tưởng nhau và lòng trung thực cao độ của mỗi người dân nơi đây.

Vì thế người dân có thể làm hai công việc ở hai nơi khác nhau nhưng lại cùng chung một thời gian.

Chỉ cần một khu vườn nhỏ để họ trồng rau, củ quả sau giờ làm việc. Sau đó thu hoạch và bày bán tại cửa hàng nhỏ “không người bán” của mình. Thế là có thêm thu nhập rồi.


Cây vối

(Xem xét trồng cây vối cạnh bờ ao... là một loại cây thảo dược)


Cây Vối có danh pháp khoa học hai phần: Cleistocalyx nervosum, là một loài cây thân gỗ trong họ Đào kim nương (Myrtaceae).

Vối là loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12–15m. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn.

Lá hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới.Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm.

Hoa nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Cây ra hoa tháng 5-7.

Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím.

Toàn lá, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Trong lá vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu và có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Update 25.06

Một cây cầu nhỏ



Friday 24 June 2016

Làng rau Trà Quế

Một số nét về làng rau Trà Quế ở Hội An.



Lối đi lát gạch nung và hoa dọc lối đi



Monday 20 June 2016

Cây chùm ngây trồng hàng rào


Nên trồng cây chùm ngây thành hàng sao cho các cây trong cùng hàng cách nhau 1m và các hàng cách nhau 1,5m. Sau vài tháng khi cây đã cao khoảng 1 m thì nên cắt đọt để cây ra nhiều nhánh hơn và cũng hạn chế độ cao của cây. Vì nếu để cây cao quá sẽ khó thu hoạch lá và cắt tỉa cành, hiệu quả kinh tế không cao và chất lượng không đảm bảo. Cây thấp nhưng nhiều nhánh sẽ cho chất lượng lá non, xanh và ngon hơn. Độ cao của cây không chế dưới 2m là tốt nhất




Wednesday 15 June 2016

Kiểm soát sâu hại bằng côn trùng



Nhóm tiêu dùng chung

"Nhóm tiêu dùng chung" là một hình thức vận dụng của CSA (Community Supported Agriculture) vừa được giới thiệu ở Hà nội. Mô hình này có nhiều điểm phù hợp với nông trại Long Phước.

NHÓM TIÊU DÙNG CHUNG

Sau một thời gian hoạt động thử nghiệm trồng rau sạch, chúng tôi nhận thấy rằng nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân ngày càng lớn, trong khi đó niềm tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm sạch chưa cao vì chưa có sự kết nối giữa NGƯỜI SẢN XUẤT và NGƯỜI TIÊU DÙNG.

Vì vậy chúng tôi quyết định kêu gọi lập “ NHÓM TIÊU DÙNG”, để được cùng nhau sử dụng các sản phẩm nông nghiệp sạch với một sự cam kết và kết nối chặt chẽ giữa người tiêu dùng và người sản xuất.

Nhóm sẽ hoạt động dựa trên một số tiêu chí như sau:


Vườn/Rừng thực phẩm

Một dạng permaculture là food forest (vườn/rừng thực phẩm). Có một vườn nhỏ ở TPHCM đang xây dựng mô hình này.



WHAT IS A FOOD FOREST?

A Food Forest is a human designed edible forest ecosystem. Imagine wandering through a flourishing forest where almost every plant is edible...

A mature Food Forest is comprised of taller canopy trees, usually nuts and fruits, with a sub-canopy of berries and shrubs, followed by herbs and veggies below. In the Pacific Northwest, a Food Forest consists of 7 Layers. We can count 9 layers when including marshes and mushrooms



Nông trại hữu cơ vs. Nông trại sinh thái

Loại hình nông trại hữu cơ organic sẽ không bền vững, thuận tự nhiên như nông trại sinh thái permaculture. Lựa chọn nào cho lâu dài?

So sánh một nông trại hữu cơ cà rốt đã suy kiệt ở California, Mỹ (clip trên) và một nông trại sinh thái Limestone Permaculture, diện tích khoảng 4000m2 ở New South Wales, Australia (clip dưới).






Tuesday 14 June 2016

Bill Mollison

Bill Mollison là cha đẻ của mô hình nông nghiệp sinh thái permaculture.



Những nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái


Nếu chúng ta hiểu những vấn đề đặt ra cho nông nghiệp hóa học, chúng ta sẽ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc dùng phương pháp luân canh. Khi dùng phương pháp này, ta phải tuân thủ những tiêu chuẩn sau:

- Không tàn phá môi trường tự nhiên xung quanh
- Đảm bảo năng suất cao hơn so với nông nghiệp
- Đảm bảo tính thực tiễn
- Ít phụ thuộc vào hàng ngoại nhập

Ở đây chúng ta hiểu nông nghiệp sinh thái học như một phương pháp luân canh dựa trên hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Chúng ta có thể thấy rừng tự nhiên được coi như một hệ lý tưởng cho việc sản xuất quần thể- sinh học, sự ổn định, bảo tồn đất, v.v…, từ đó có thể rút ra những nguyên tắc cho nông nghiệp sinh thái học.

Đặc điểm của hệ sinh thái nhiệt đới


Mỗi vùng khí hậu trên trái đất đều có đặc điểm sinh thái riêng. Băng la đét nằm tại vùng khí hậu nhiệt đới (và cận nhiệt đới) ẩm. Còn Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu thuộc vùng khí hậu ôn đới. Các hệ sinh thái ôn đới và nhiệt đới đều có những sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ, lượng mưa (phân bố và số lượng), lượng sản xuất sinh khối, loại thực vật, loại đất và nhiều mặt khác. Hệ thống nông nghiệp không thích hợp với hệ sinh thái sẽ không bền vững về sản xuất và thường làm xáo trộn toàn bộ hệ cân bằng sinh thái của khu vực. Do vậy cần thiết để có một hệ thống nông nghiệp thích hợp.

Tuy nhiên, quy tắc đó đã hiển nhiên bị sao nhãng trong những cố gắng phát triển nông nghiệp hiện nay tại nhiều nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới. Người ta cho rằng việc đưa vào các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện tại ở các nước đã công nghiệp hóa sẽ giúp phát triển nông nghiệp. Dựa trên đó, cuộc “Cách mạng xanh” đã được khởi xướng và thực hiện trong suốt 30 năm nay. Qua cuộc cách mạng xanh, các hệ nông nghiệp cổ truyền tại các nước nhiệt đới vốn rất độc đáo và được duy trì bền vững qua nhiều thế hệ, đã bị xói mòn nhanh chóng. Thay vào đó, cái gọi là nông nghiệp hiện đại, một bản sao chép y chang của hệ nông nghiệp tại các nước đã công nghiệp hóa, đã và đang tích cực được mở rộng tại các nước đang phát triển.

Đất


Đất là yếu tố quan trọng trong nông nghiệp. Những người nông dân canh tác theo phương pháp hóa học thường coi đất như một vật liệu hỗ trợ cây trồng và cung cấp nước với chất dinh dưỡng hóa học, nhưng thật ra vấn đề không đơn giản như vậy. Vì hiểu biết ít về đất, tiềm năng của đất (không chỉ về độ phì) bị suy giảm từ năm này qua năm khác. 

1. Đất là gì ?

Mặc dù chúng ta có thể thấy lớp đất bao phủ ở khắp mọi nơi trên hành tinh chúng ta, trước khi sự sống xuất hiện thì không có đất, chỉ có đá (khoáng) và nước. Sau khi sinh vật (thực vật) xuất hiện, đất mặt bắt đầu được hình thành. 

Đất được hình thành như thế nào? Khi chất hữu cơ từ cây và động vật trộn với bột đá (khoáng), hoạt động của sinh vật và của hóa chất đã tác động vào chất hỗn hợp (vô cơ, hữu cơ, nước, không khí v.v…) và mùn được tạo thành qua hoạt động của vi sinh vật, từ đó tạo nên đất. Định nghĩa đơn giản nhất của đất là hỗn hợp của chất vô cơ, mùn, nước và không khí. 

Đất được hình thành qua quá trình dinh dưỡng và tích tụ lại trên bề mặt hành tinh từ hàng triệu năm được gọi là đất mặt. Đất mặt giàu về chất hữu cơ (mùn) và là lớp đất có năng suất cao nhất. Trồng trọt phụ thuộc hoàn toàn vào lớp đất mặt. Nơi nào không có đất mặt thì không có canh tác. 


Nguyên lý bón phân và bảo tồn đất

Có thể tìm mô hình bón phân và bảo tồn đất lý tưởng thông qua rừng tự nhiên

Thường xuyên cung cấp các chất hữu cơ

Thêm và trả lại các chất hữu cơ cho đất là điều thiết yếu. Chỉ có các chất hữu cơ mới đem lại các yếu tố cần thiết (chất dinh dưỡng) để trồng cây và cải thiện các tính chất lý, hóa và sinh học của đất. Lượng mùn của đất giảm qua sự khoáng hóa, do đó việc cung cấp lượng mùn bị mất mỗi năm là điều phải làm để giữ độ phì và phẩm chất của đất. Xấp xỉ mỗi năm cần 8 tấn/acre trên một chất hữu cơ cho mục đích này. Để cải tạo đất nhanh chóng hoặc phục hồi đất bị xấu đi về mặt hóa học, cần thêm gấp đôi lượng chất này là 16 tấn/acre. Có thể bón thêm chất hữu cơ bằng nhiều cách khác nhau (phủ, phân xanh, phân trộn,..vv…). Nếu đất được cung cấp đủ chất hữu cơ, cây sẽ không bị thiếu chất dinh dưỡng. Sẽ là một điều lý tưởng nếu để đủ các chất hữu cơ trong nông trang. 

Phủ đất

Bề mặt của đất luôn cần được bao phủ bởi thảm thực vật hoặc các chất hữu cơ. Đất trống dễ bi mưa, gió, ánh nắng mặt trời tác động – các tác nhân chính dẫn đến thoái hóa kết cấu đất và xói mòn đất.


Canh tác kết hợp


Hệ canh tác kết hợp là sự biến thể của canh tác nhiều loài và liên quan đến việc trồng nhiều loại cây khác nhau trên cùng một mảnh đất. Ví dụ, nhiều nước trồng ngô kết hợp với đậu như một phương thức canh tác địa phương. Ngô (loại ngũ cốc) cao, rễ ăn sâu và tiêu thụ chất dinh dưỡng cao trong khi cây đậu thấp, rễ nông và tiêu thụ chất dinh dưỡng ít, trong khi còn cung cấp chất đạm cho đất. Không có mâu thuẫn nào giữa hai cây này và cây ngô có thể hấp thụ đạm từ cây đậu. Tổng sản lượng của ngô và đậu khi trồng cùng nhau cao hơn khi trồng riêng từng loài. Cũng có nhiều cách kết hợp tương tự như này. Ưu điểm của trồng cây tổng hợp là giúp giảm sâu bệnh, tận dụng tốt hơn đất đai, ánh nắng mặt trời và lượng mưa. 

Các yếu tố cần nghiên cứu khi kết hợp trồng cây, bao gồm: 


Quản lý dịch bệnh một cách tự nhiên


Nguyên lý hướng dẫn cơ bản của việc quản lý dịch bệnh một cách tự nhiên là chẳng có gì là dịch bệnh cả. Nếu sự cân bằng sinh thái trên đất nông nghiệp không bị xáo trộn thì sự xuất hiện của dịch bệnh không phải là một vấn đề mà chỉ là triệu chứng. Nếu triệu chứng xuất hiện, ta nên cố tìm ra nguyên nhân (các nhân tố gây xáo trộn) và loại trừ để phục hồi lại sự cân bằng sinh thái. Bằng cách tiếp cận đó chúng ta mới có thể tránh được lỗi lầm sau này. Có hai biện pháp là phòng và trừ. Chúng ta nên nhấn mạnh hơn cả vào biện pháp phòng, tuy nhiên biện pháp trừ có thể sẽ cần thiết vào giai đoạn đầu áp dụng phương thức nông nghiệp sinh thái. Một khi có biện pháp phòng đúng đắn, các biện pháp trừ sẽ không thực sự cần thiết.

1. Các biện pháp phòng 

Các biện pháp phòng có ảnh hưởng gián tiếp và là một quá trình lâu dài. Đó là lý do tại sao nông dân không mấy quan tâm đến việc sử dụng các biện pháp đó. Nhưng nhìn từ góc độ sinh thái, đây là cách duy nhất cho các giải pháp lâu dài để giải quyết vấn đề dịch bệnh. Do đó ta phải nhấn mạnh (trên 90%) vào việc biện pháp này.


Cỏ dại


Thái độ của con người đối với cỏ dại cũng không khác gì đối với cái gọi là côn trùng có hại. Nông dân luôn coi cỏ dại là kẻ thù. Họ thường cố gắng làm sạch cỏ hay canh tác bằng cách diệt cỏ để không còn cây nào tồn tại. Điều này được coi là một việc làm tốt. Nhưng đối với tự nhiên hay con người, điều đó có tốt đẹp thật không ? 


"Cỏ dại chỉ là CỎ DẠI theo quan điểm tự cao tự đại của con người, bởi chúng mọc ở nơi con người không mong muốn. Tuy nhiên trong tự nhiên, chúng đóng vai trò rất quan trọng và lý thú. Chúng có thể kháng lại các điều kiện mà cây trồng không kháng được như hạn hán, độ chua của đất, thiếu mùn, suy giảm chất khoáng, cũng như tính chất một mặt của chất khoáng v.v… Chúng là nhân chứng cho sự thất bại của con người trong việc làm chủ đất đai và chúng mọc phong phú ở những nơi chúng ta để lỡ, giúp chúng ta nhận ra sai lầm của mình và cách khắc phục của tự nhiên. Từ câu chuyện cỏ dại, ta có thể nhận ra một thông điệp từ những bài học tự nhiên dạy cho chúng ta. Nếu chúng ta chịu lắng nghe, chúng ta có thể nhận ra những năng lực khá tốt của thiên nhiên trong việc giúp chúng ta khắc phục sai lầm, và đôi khi chúng như chế giễu loài người vậy. "

Ehrenfried E. Pfeiffer (Cỏ dại và những điều ta chưa biết) 

Một số cây bóng mát

(Có thể xem xét trồng bổ sung các cây bóng mát dưới đây trong nông trại)

Cây sấu

Tên thường gọi: Cây Sấu, Long Cóc

Tên khoa học: Dracontomelon duperreanum

Họ thực vật: Anacardiaceae (họ Đào Lộn Hột)

Công dụng: Cây Sấu vừa trồng làm rừng phòng hộ chống sói mòn đất, làm cây che bóng mát trên đường phố, cây công trình tạo cảnh quan cho công viên, khu dân cư đô thị, trường học, khu di tích,… vừa được trồng làm cây ăn trái cho quả ngon tạo bữa ăn hấp dẫn, làm cây lấy gỗ và mang lại giá trị kinh tế cho nhiều người.




10 loại rau thơm có thể trồng trong bóng râm


1. Bạc hà

Bạc hà là loại rau thơm rất dễ trồng trong bóng râm mát và khu vực nhỏ. Nếu nhà bạn không có vườn, bạn vẫn có thể trồng bạc hà trong những chậu nhỏ để ở ban công hoặc cửa sổ. Đây cũng là loại rau thơm phổ biến ở nhiều đất nước khác nhau trên thế giới. Bạn cũng không cần gieo hạt và trồng loại rau này nhiều lần. Đơn giản, bạn có thể tận dụng những cành bạc hà già và trồng xuống đất. Chúng sẽ lớn rất nhanh và bạn chỉ cần tỉa lá và cành non để dùng làm gia vị nấu ăn, cũng như cho vào nước giải khát hàng ngày.







2. Hẹ

Hẹ là một loại cây thuộc họ nhà hành nhưng dễ trồng hơn hành trong các điều kiện thời tiết khác nhau, bao gồm cả thời tiết râm mát. Do đó, bạn có thể trồng hẹ cả trong mùa hè. Nhiều món sẽ mất hương vị nếu mất vị hành, hoặc hẹ. Nếu bạn muốn tự trồng hẹ sạch ở nhà quanh năm, hãy thử trồng loại rau thơm này. Bạn chỉ cần mua ít hẹ còn nguyên củ và rễ. Sau đó, cắt bớt lá dài ở trên, cắm củ và rễ cây xuống chậu trồng là cây có thể phát triển bình thường. 




Một số cây ăn trái phổ thông

(Có thể xem xét trồng bổ sung cái cây ăn trái bên dưới trong nông trại)

Cóc thái

Đặc điểm

- Cây ra trái sau thời gian 3-5 tháng trồng. Cây trưởng thành cao 1,5-5m, tàn 1-3m. Cây chịu được phèn, mặn. Giống cóc thái tỷ lệ ra bông đậu quả rất cao. Ra trái quanh năm liên tục. Cây hiếm sâu bệnh.

- Trái nhỏ so với cóc ta. Chua và giòn, giàu Vitamin.

- Cây cóc thái trồng chậu được, chậu tối thiểu để trồng cóc thái là 0,3m. Cây ưa nắng. Có thể cắt ngọn để hạn chế chiều cao cây và giúp cây chẻ tàn nhiều trái hơn.

- Lá cóc thái còn dùng để làm một số món ăn.




Monday 13 June 2016

Hàng rào sống

Major living fence applications in the United States have utilized Osage orange trees (Maclura pomifera), also called hedge apple or horse apple.



Một số layout nông trại nhỏ



Hoàn tất cải tạo vườn

Công việc cải tạo vườn (giai đoạn 1) đã hoàn tất cơ bản. Tiếp đến nông trại sẽ được dọn dẹp và trồng bổ sung cây ăn trái, rau củ, thả tôm cá...





Sunday 12 June 2016

Minh oan cho con đỉa


Đỉa không chỉ là một vị thuốc quý mà còn làm sạch môi trường. Điều kỳ thú là đỉa chỉ cắn vào những vùng sinh học có lợi cho cơ thể con người và động vật, khi đỉa cắn vào những vùng đó làm khí huyết lưu thông và chất độc bị hút đi theo máu.

Ruộng nào có nhiều đỉa thì trâu bò không bị bệnh...

Trong tự nhiên, các loại đều có vị trí, chúng vừa chế ước nhau vừa thúc đẩy nhau sinh sôi phát triển; mỗi loài, mỗi giống đều có “chức năng nhiệm vụ” của mình. Thiên nhiên tự mình biết điều tiết sao cho thích hợp, không cần đến sự can thiệp của con người, can thiệp vào sự tuần hoàn của thiên nhiên, con người chỉ chuốc lấy sự thiệt hại.

Trên chân ruộng có con đỉa. Đỉa là giống mà giới trí thức chưa bao giờ ưa thích. Nó không có “địa vị” tốt đẹp gì trong văn chương thơ phú, người ta chỉ dùng nó để chửi bới: “Đồ đỉa đói”, “đồ đỉa hút máu”…

Vừa rồi “đùng một cái” người Trung Quốc sang Việt Nam mua đỉa với số lượng lớn, giá cao tới 10.000 đồng/con, 1,5 – 2 triệu đồng/kg. Các phương tiện truyền thông bình luận xôn xao. Trong khi nông dân ở nhiều nơi tranh thủ gom đỉa bán kiếm tiền, nhiều người còn có ý định nuôi đỉa để kinh doanh.


3 loại củ trồng thông dụng

Không cần đến hạt giống, chị em vẫn có thể tự tay trồng cà rốt, khoai lang và khoai tây ngay tại nhà của mình.

Cà rốt, khoai lang và khoai tây không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp của chị em, chẳng hạn như dưỡng da mịn màng, trắng sáng, giảm cân,… Trên thực tế, việc tự trồng các loại củ này không quá khó như chúng ta vẫn nghĩ. Không cần đến hạt giống, bạn vẫn có thể tận dụng củ mua ở ngoài để trồng ngay trong ngôi nhà nhỏ. Cùng chúng tôi tham khảo nhé.

1. Cà rốt

Cà rốt là loại củ chứa nhiều vitamin A rất tốt cho đôi mắt khỏe đẹp. Khi sơ chế cà rốt, các bà nội trợ nhớ giữ lại khoảng 3cm phần gốc của củ để tiến hành trồng ngay trong nhà nhé! Đầu tiên, bạn chuẩn bị một khay nước sạch và đặt chúng vào sao cho nước ngập khoảng 1/2. Đặt khay ở nơi có ánh sáng nhẹ như bậu cửa sổ, tuyệt đối không để nơi nắng gắt chiếu trực tiếp.

3 loai cu chang ton tien mua hat giong van tu trong duoc ngon lanh ngay tai nha - Anh 1


Rau sạch Vườn Của Mẹ

Một cửa hàng rau sạch online được thiết kế  trang nhã.


Saturday 11 June 2016

Permaculture

Các khu vườn được thiết kế thuận tự nhiên theo phong cách permaculture.





Canh tác vĩnh cửu (permaculture) là gì?

Permaculture (từ này do Bill Mollison đặt ra, là từ ghép của nông nghiệp lâu bền và canh tác lâu bền) là mô hình thiết kế có ý thức và duy trì các hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp có sự đa dạng, ổn định, và khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên. Nó là sự tích hợp hài hòa của cảnh quan và con người - cung cấp thực phẩm, năng lượng, nơi trú ẩn, và thỏa mãn các nhu cầu vật chất và phi vật chất khác một cách bền vững. Nếu không có nông nghiệp vĩnh cửu không thể có một trật tự xã hội ổn định.

Vườn thực phẩm (Food forest)

Một vườn thực phẩm rất đẹp sau 4 tháng trồng.



Sách nông nghiệp

Có nhiều sách nông nghiệp TẠI ĐÂY để tham khảo

Ống trồng cây




Mẫu chi tiết




Ở Việt nam đã bắt đầu sử dụng, giá sản xuất từ 500k- 1tr, tùy số lượng, xem thêm

https://www.facebook.com/phantrungkiensmilevietnam/videos/570389819805688/




Vườn rau nổi

Do Bangladesh thường bị ngập nước nên người dân tạo ra những luống rau nổi bằng bèo lục bình. Mô hình tự nhiên đầy sáng tạo! Có thể áp dụng không?



Bhaskar Save: Thánh sống của nông nghiệp hữu cơ Ấn Độ


Triết lý của Bhaskar Save

Nói về phương pháp canh tác của mình, Bhaskar Save cho rằng trồng trọt phải đáp ứng các nhu cầu của mọi sinh vật sống bởi bản thân tự nhiên đã luôn luôn tự cung cấp mọi thứ chúng ta cần.

Canh tác hữu cơ dựa trên sáu yến tố cơ bản Đất- Nước - Không khí - Giống thực vật - Côn trùng và vi sinh vật - Các giống động vật, mà trong đó con người là một phần. Mục tiêu là để con người được sống hạnh phúc mà không phải ăn bữa trước lo bữa sau. Sự tương tác của sáu yếu tố tạo nên một hệ thống ổn định, có thể tự sinh sản. 

Save cho rằng, điều đầu tiên cần phải hiểu là không được làm gì ảnh hưởng đến sáu yếu tố của cuộc sống và không can thiệp vào các nguyên tắc sau: 

1. Không có sinh vật nào là kẻ thù của nhau.

2. Về bản chất, không có gì là vô dụng – tất cả mọi vật đều đóng một vai trò riêng, kể cả cỏ dại! 

3. Hoa lợi của tự nhiên không giống như việc sản xuất một sản phẩm. Tất cả các phần của hoa lợi đều có thể sử dụng được, ví dụ như năng lượng sinh khối, sau khi chúng ta đã dùng các loại quả và hạt của cây, sinh khối có thể được sử dụng để tái tạo đất.

Mô hình lúa - cá ở Indonesia

Tuy đơn giản nhưng tạo cảnh quan đẹp!


Lợi ích của làm vườn



Người huấn luyện tằm thành… thợ dệt

Người phụ nữ này đạt được cái Đạo Tự Nhiên trong nuôi tằm dệt tơ.

Đọc bài viết ...  tại đây



Friday 10 June 2016

A farm for the future

Một gợi ý cho nông nghiệp quy mô nhỏ


(Emiko tại cửa hàng)

Cửa hàng nông dân Huế chính thức khai trương vào ngày 27-12-2014 dưới sự hỗ trợ ban đầu từ tổ chức Bridge Asia Japan (Nhịp cầu châu Á Nhật Bản - BAJ), được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về mặt kinh phí cho đến công tác quản lý.

Cửa hàng là nơi tiêu thụ nông sản cho 9 hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ trên địa bàn thành phố Huế tham gia liên kết. Người quản lý là đại diện từ BAJ. Sản phẩm do nông dân trồng/chế biến, tự định giá và minh bạch thông tin trên sản phẩm, từ tên và địa chỉ, số điện thoại người trồng trọt/chế biến cho đến quy trình canh tác.

Chính sự minh bạch về nguồn gốc và thông tin nhà sản xuất đã làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giúp họ xích lại gần nhau hơn. Người sản xuất được bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng và người tiêu dùng được mua trực tiếp các sản phẩm do người sản xuất làm ra. Chính vì vậy, cửa hàng được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận và ngày càng phát triển. (...)



Tổ chức cho khách hàng tham quan vườn là một cách mà Cửa hàng nông dân Huế thực hiện để kết nối khách hàng và người sản xuất. Ảnh: Bá Khương


Buồn, vui sản xuất gạo hữu cơ


(...) Ông Khải kể công ty ông đã đầu tư hơn 70 tỉ đồng (tất cả đều là nguồn vốn từ tích lũy cá nhân của ông và vay mượn bạn bè, người thân) để xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất gạo hữu cơ trên mảnh đất 320 héc ta ở vùng đất nguyên sơ U Minh Hạ - Cà Mau, từ cải tạo đất, dẫn đường, làm hệ thống thủy lợi, xây dựng nhà máy chế biến, đóng gói... Tuy nhiên, dự án đầu tư này đã không thể khai thác toàn bộ 100% công suất. Bài toán kinh tế không còn tối ưu. Sản lượng làm ra đem về khoản lợi nhuận chỉ đủ để trang trải những khoản vay từ bạn bè. Ông Khải ví von: “Viễn Phú đã dốc tiền làm một cái xe thật “xịn”, chạy thử ngon lành, được kiểm định và chứng nhận bởi các tiêu chuẩn cao nhất của thế giới, nhưng lại hết tiền để mua nhiên liệu cho chiếc xe về đích”.


(...) Trong làn sóng bức xúc đối với thực phẩm bẩn, một số bạn trẻ đã bắt tay vào làm nông nghiệp hữu cơ, từ kinh nghiệm của người trước ông Khải có lời nhắn nhủ:

“Bạn làm nông nghiệp hữu cơ cho bản thân, cho gia đình và người thân thì không sao. Nhưng một khi xác định làm để kinh doanh thì phải nhìn vào thực tế. Kinh doanh thì cần thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt trong nông nghiệp hữu cơ, là chuyện dài hơi năm năm, 10 năm, thậm chí nhiều hơn. Thực tế là chúng ta không có những chính sách khuyến khích sản xuất hữu cơ nên rất khó thu hút vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Khó mở rộng sản xuất thì chi phí sản xuất cao.

Để đạt chứng nhận hữu cơ, bạn phải trả chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng cho các tổ chức quốc tế, bởi Việt Nam chưa cấp chứng nhận này. Khi đó, áp lực kinh tế càng cao và bạn rất dễ rơi vào việc lập lờ sản phẩm hữu cơ có chứng nhận với các sản phẩm khác. Ai đã từng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đều hiểu cái ranh giới mong manh nhưng nguy hiểm này. Khi khách hàng trả tiền cao để mua sản phẩm, thật sự họ đang mua niềm tin, mua sức khỏe. Nếu chúng ta lừa khách hàng, dù là bán sản phẩm an toàn, thì đó cũng là một hình thức khác của tội ác, của sự lừa dối, vô đạo đức trong kinh doanh”.

Permaculture nhiệt đới

Dự án permaculture ở Thailand, đã có Vietsub (chọn Subtitles => Vietnamese, rồi click vào CC để subtitle hiện ra). Phim hay!



Làm phân ủ

(Mở YouTube để xem vietsub)



Thursday 9 June 2016

Ino Mayu: Nông nghiệp hữu cơ chỉ vì lợi nhuận là sai


(Bà Ino Mayu, nhà sáng lập tổ chức Seed to Table)

Seed to Table (Từ hạt giống đến bàn ăn) là tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ nông dân Việt Nam trong việc bảo tồn hạt giống, cải thiện sinh kế người nghèo và sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.

Suốt từ năm 2009 đến nay, bà Ino Mayu đã lặn lội cùng với những người trong dự án Seed to Table triển khai rất nhiều mô hình sản xuất rau hữu cơ cho nông dân Việt Nam.

– Động lực nào giúp bà một lòng một dạ với nông dân Việt Nam?

Niềm vui của tôi là thấy mọi người thu nhập tăng lên, bảo vệ được môi trường. Điều đó cần phải có thời gian. Cần nhất là phải sát dân, có phương pháp tiếp cận, chứ nhiều tiền chưa chắc đã làm được đâu.

Mình đừng ngồi đó mà đòi hỏi nông dân phải canh tác sạch, phải có trách nhiệm với họ, tạo ra thị trường cho sản phẩm hữu cơ, đó là hai mặt của một vấn đề.


– Qua thời gian hướng dẫn nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, bà thấy kiến thức tiếp cận loại hình này của họ như thế nào?

Cái đấy tuỳ từng người. Người chịu khó học hỏi thì hiểu rất sâu chứ không chạy theo lợi nhuận. Lợi nhuận tuy phải có vì họ sống bằng nghề đấy, thế nhưng mà người ta cũng hiểu sâu về sức khoẻ của mình, sức khoẻ của người ăn và cân bằng hệ sinh thái tại môi trường mà họ sản xuất.

Người ta còn hiểu tại sao phải bảo vệ môi trường, đó chính là bảo vệ sức khoẻ của mình và cộng đồng và quyền lợi kinh tế của người nông dân. Như thế mới bền vững được.


Agrinature - Cộng đồng nông sản thuận tự nhiên




​Agrinature là cộng đồng nông dân rời xa hóa chất quay về thuận theo tự nhiên. Được tạo ra với tâm nguyện hướng tới ăn rau sạch minh bạch thông tin và tiết kiệm chi phí: bằng cách đặt định kỳ để nông dân trồng có kế hoạch và giao thẳng từ vườn đến bàn ăn mà không đi qua nhiều tầng lớp trung gian, bị hao hụt hay tồn kho. 

Quan niệm của Agrinature khi tìm về nông dân: Biết mà Hiểu rồi Thương!

Bài viết Về Vườn Tìm Trái Sạch - Hành Trình Thay Đổi Nhận Thức Cá Nhân.


http://www.agrinature.me/
https://www.facebook.com/Agrinature.me


P/S: Có thể thấy chủ nhân Agrinature có hiểu biết về Đạo, năng động và có kiến thức marketing tốt. Mục tiêu làm cầu nối trực tiếp từ Người  nông dân đến Người tiêu dùng rất tích cực, giúp nâng cao giá trị nông sản hữu cơ, giảm rủi ro trong đầu tư. Tuy nhiên đòi hỏi phải xây dựng thương hiệu và marketing chuyên nghiệp.

Đây là một hướng tốt để phát triển nông trại: có thể liên kết với các chợ rau sạch (như Agrinature,  Lương Nông, Tâm Dân, Phiên Chợ Xanh) để tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp tác đầu tư với nông dân có sẵn ruông vườn để họ chuyển sang canh tác rau sạch.  

Friday 3 June 2016

Update 03.06

Mưa lớn kéo dài nên tiến độ chậm.




Wednesday 1 June 2016

Vườn Mỹ Xuân

Vườn rộng khoảng 8000m2 tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, BRVT, cách trung tâm TPHCM khoảng 50km. Gà vườn được nuôi chủ yếu bằng bắp, hoàn toàn sạch và ngon nổi tiếng trong vùng. Vườn có thể đầu tư để cung cấp đến 100 con/tháng nếu có nguồn tiêu thụ ổn định. Có thể kết hợp với Nông trại Long Phước.