Thursday 5 May 2016

Phục hồi cây trồng cạn bị suy kiệt

(leviet_law)


Tôi xin trình bày tương đối một tý về PHỤC HỒI CÂY TRỒNG CẠN BỊ SUY KIỆT.

Cây trồng cạn: Bao gồm tất cả những cây mà không sống dưới nước!!! Nó là các cây có cùng đặc điểm: Rễ sống trên cạn, không có quyền được ngập nước, cần nước nhưng không thể chịu úng. nó bao gồm (ai rảnh thì ngồi mà kể ra chứ tôi không có rãnh!!!).

Và khi nói tới phục hồi thì bỏ qua các loại cây trồng cạn trong rừng, nó là cây trồng có giá trị kinh tế như có múi, (sầu riêng cũng có múi đấy!), tiêu, sapoche, vú sữa... ai rãnh thì ngồi kể tiếp đi!!!

SUY KIỆT là gì? là suy yếu nên cây bị kiệt sức (nói đại, ai rãnh thì giở từ điển tiếng việt xem dùm).
Các dấu hiệu bị suy kiệt: lá vàng, lá nhỏ lại, ít lá, cành khẳng khiu, không ra đọt lá mới được... nói tóm lại là đứng từ xa nhìn thấy rõ là nó kiệt.

Khi lại gần: nhìn rất chán, gốc voi, đọt chuột (làm bonsai tốt!), và chắc chắn là thối rễ nhiều. Cây kiệt sức như thế nấm dưới đất đầy không tấn công mới là chuyện lạ).

Đáng lẽ tôi nói ngắn gon phần trên thôi... nhưng cố gắng diễn tả dài dài ra để nói 1 việc trọng tâm: Sự cân đối giữa tổng chiều dài rễ cám với tổng diện tích lá, tổng trọng lượng thân bị mất cân đối trầm trọng. Lá và thân bay hơi hết 1 lít nước thì rễ chỉ hút được 0.5 lít... nên cây khô từ từ đi mà chết!

Như vậy, phải giải quyết bài toán của rễ và lá. Bằng cách nào? Bằng cách tưới aliet 4 - 6 (hoặc validamycin tùy theo thể trạng, còn ai nói ridomin, cabendazim, copper thì cứ làm tự do, tôi không cản) Kg + 1 kg fugadan/ 1.000 m2; Cắt thật mạnh, cắt đừng nương tay các cành vô hiệu, cành khô (cho đẹp chứ chẳng còn để làm gì); cành lá ít, cành quá đẹp như...bonsai!

- Tổng vệ sinh đồng ruộng bằng thuốc trừ nấm cực độc coc 85 nồng độ 0.1 - 0.2%; và dùng nồng độ 0.5 - 1% vệ sinh thân cây (diệt nấm, rong rêu). Nếu có xỉ mủ nhẹ thì bồi thêm 1 cữ aliet.

- Tạo môi trường sống của cây và ức chế nấm có hại bằng cách dùng CaO hiệu chỉnh pH.

- Phát triển rễ bằng tổ hợp trico + humat + amino + NAA kết hợp n/p/k tỷ lệ 2/3/1 + TE.

- Rễ hồi phục thì phát triển đọt bằng npk 2 1 1 (BM 20 - 10 - 10) + tổ hợp vi lượng + GA3 + humat + NAA + polypenol

Sau đó trở lại chế độ chăm sóc bình thường.

Anh em nào ở gần tôi và chưa tự tin thì giao cho tôi, tôi "bao hàng" luôn, bao hàng luôn vườn đã nứt thân xì mủ nhé (nhưng trường hợp này thì anh em đừng làm).

Đối với "suy kiệt" trên cây tiêu, dẫn tới hệ quả từ từ yếu đi mà chết, thường gọi là chết chậm; cũng dựa trên nguyên lý trên; nhưng khác hơn ở một điểm là rễ tiêu ăn rất sâu vào lòng đất, nên nồng độ xử lý rất tốn kém. Và nó là bí quyết tuyệt chiêu của tôi, chỉ làm ăn tiền, không phổ biến! 

Đối với cây quýt đường của pé @hoaphuongtran cũng áp dụng quy trình này nhé. Nhưng có khác hơn ở điểm, hiện tại là tháng 1 al, trái gần thu thì để thu mà lấy chi phí, còn lại pé thuê người cắt hết đọt mang trái non nhé. Vì đọt mang trái non lúc này sẽ cho thu vào tháng 7 - 9, thời điểm thấp giá nhất trong năm; mặt khác, để trái non nó sẽ hút kiệt dinh dưỡng của cây làm cây rất khó phục hồi; và lợi ích nữa là nếu cây phục hồi mạnh, thf 1 cơi đọt nữa là ra hoa vào đàu mưa, tháng 4 al, sẽ cho thu trái vào t 12 - t 1 năm sau, và cơi đọt chuyền ra hoa tháng 7 - 8 sẽ cho trái vào tháng 3 - 5 là thời điểm cao giá.

Anh em khám phá vui vẻ nhé!

No comments:

Post a Comment